Làm đẹp da bằng chiết xuất từ cây xương rồng liệu có tốt không?
Th 2 20/05/2024
13 phút đọc
Nội dung bài
viết
Nếu bạn là người đam mê skincare, đặc biệt là yêu thích các sản phẩm Dược mỹ phẩm có các thành phần kết hợp giữa chiết xuất từ thiên nhiên, và các hoạt chất trong dược mỹ phẩm khác, chắc hẳn bạn đã từng nghe đến Opuntia Ficus Cactus Extract (Opuntia ficus-indica), hay còn gọi là chiết xuất xương rồng lê gai, hoặc chiết xuất xương rồng Nopal. Trong bài viết lần này mình sẽ đề cập đến chiết xuất Opuntia ficus-indica (xương rồng lê gai). Mời mọi người theo dõi xem trong cây xương rồng lê gai này có chứa những hoạt chất gì và lợi ích mang lại đối với da là như thế nào nhé!
Thân cây xương rồng lê gai chứa nhiều khoáng chất và protein thô, ít chất béo hơn ở phần hạt và trái. Thú vị hơn đó là hoạt động chống oxy hóa của chiết xuất trong cây lê gai (Opuntia Ficus Cactus Extract) được báo cáo là tương ứng với các chất chống oxy hóa nổi tiếng, chẳng hạn như Catalase, α-Tocopherol và Ascorbic Acid giúp trung hòa gốc tự do mang họ Oxy (ROS)
Phytochemical là gì?
Trong những năm gần đây, xu hướng toàn cầu hướng tới việc sử dụng Phytochemical – các hoạt chất tự nhiên có trong tài nguyên thiên nhiên, chẳng hạn như trái cây, rau, hạt có dầu và thảo mộc,… làm chất chống oxy hóa và các loại thực phẩm chức năng. Các chất chống oxy hóa tự nhiên có thể được sử dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm và có bằng chứng cho thấy những chất này có thể phát huy tác dụng chống oxy hóa trong cơ thể con người. Ví dụ như các hoạt chất trong cây dương xỉ (Polypodium leucotomos), chiết xuất hạt lựu đỏ (Pomegranate extract) có chứa Phenolic, hay là chiết xuất trà xanh (Camellia sinensis) có chứa EGCG,… chính những hoạt chất này có khả năng giảm được tác hại của tia UV tuy chúng có nồng độ thấp. Ngoài ra đã có rất rất nhiều nghiên cứu sử dụng các loại thực vật để ly trích một thành phần nào đó đáng giá trong loại thực vật đó, giúp chữa trị bệnh cho con người nói riêng và y học nói chung.
Hình 1: Các nhóm hoạt chất được ly trích từ các loại thực vật có tác dụng sinh học cho con người
Với Specifix Professional, đội ngũ R&D của chúng tôi với hơn 30 năm kinh nghiệm trong việc nghiên cứu & phát triển các thương hiệu dược mỹ phẩm, chúng tôi đã kết hợp giữa các hoạt chất tự nhiên có trong tài nguyên thiên nhiên với các hoạt chất dược mỹ phẩm của khoa học hiện đại, để cho ra đời những sản phẩm kết hợp và mang lại hiệu quả cao.
Chiết xuất xương rồng (Opuntia Ficus Cactus Extract hay Opuntia Ficus-Indica)
Cây xương rồng lê gai (Opuntia Ficus Cactus Extract hay Opuntia ficus-indica) có phân bố toàn cầu và là nguồn thực phẩm và chất dinh dưỡng quan trọng. Khoảng 1500 loài xương rồng thuộc chi Opuntia và nhiều loài trong số chúng cho quả có thể ăn được. Ngoài ra, người Mexico đã sử dụng lá và quả xương rồng lê gai vì những lợi ích y học của chúng, chẳng hạn như để điều trị xơ vữa động mạch, tiểu đường, viêm dạ dày và tăng đường huyết. Giống loài xương rồng lê gai (Opuntia Ficus Cactus Extract) được trồng rộng rãi trên đảo Jeju, phía tây nam Hàn Quốc và được sử dụng làm thực phẩm chức năng ở Hàn Quốc khá rộng rãi ThemeSyntaxError[Illegal template name snippet_code] ThemeSyntaxError[Illegal template name snippet_code] . Thú vị hơn đó là hoạt động chống oxy hóa của chiết xuất trong cây lê gai (Opuntia Ficus Cactus Extract) được báo cáo là tương ứng với các chất chống oxy hóa nổi tiếng, chẳng hạn như Catalase, α-Tocopherol và Ascorbic Acid giúp trung hòa gốc tự do mang họ Oxy (ROS). ThemeSyntaxError[Illegal template name snippet_code]
Dưới đây chúng ta sẽ được đề cập đến các chức năng mà chiết xuất xương rồng mang lại.
Khả năng chống oxy hóa cao
Nghiên cứu ThemeSyntaxError[Illegal template name snippet_code] đã sử dụng các phương pháp phân tích để kiểm tra cách thức hoạt động của các chất chống oxy hóa có trong chiết xuất xương rồng (Opuntia Ficus Cactus Extract), bằng cách cho phản ứng với tác chất Fenton (có chứa Fe2+ và H2O2 để sinh ra các gốc tự do ·OH, từ đó chúng sẽ phản ứng với các chất chống oxy hóa trong chiết xuất xương rồng này). Kết quả đã cho thấy rằng khả năng chống oxy hóa trong chiết xuất xương rồng lê gai (Opuntia Ficus Cactus Extract) này mạnh đáng kể.
Tiếp đến họ còn sử dụng hệ thống thử nghiệm với Deoxyribose (là một loại đường cấu tạo nên cấu trúc của DNA) để xác nhận hoạt tính chống oxy hóa của chiết xuất xương rồng (Opuntia Ficus Cactus Extract) và các tác giả nhận thấy rằng chất chiết xuất từ xương rồng ức chế mạnh sự phân hủy deoxyribose do gốc hydroxyl gây ra. Điểm đặc biệt ở đây là các hoạt chất trong chiết xuất xương rồng không những bắt giữ lấy gốc tự do theo 1 cơ chế KHÔNG NHƯ THÔNG THƯỜNG mà chúng ta biết (đó là ·OH sẽ lấy 1 nguyên tử H trên chất chống oxy hóa để trở thành H2O, hoặc là cướp mất điện tử bất kỳ nào đó gần chúng để trở thành ion OH-), mà còn có khả năng tạo chelat (tạo phức) với các ion Fe2+, các phức chất này rất bền khiến cho Fe2+ không thể phản ứng với H2O2 mà sinh ra các gốc tự do để tấn công DNA. Đây là cách thức hoạt động rất hiệu quả vì nó chặn đứng tiềm năng để sinh ra gốc tự do, không cho chúng được xuất hiện để tấn công DNA, tối ưu hơn so với cơ chế nhường điện tử cho gốc tự do để trung hòa chúng.
Hình 2: Cách thức hoạt động của chất chống oxy hóa trong chiết xuất xương rồng (Opuntia Ficus Cactus Extract) đó là tạo phức với Fe2+ để ngăn chặn gốc tự do được hình thành, khác với cách hoạt động thông thường đó là chất chống oxy hóa nhường điện tử cho gốc tự do để trung hòa chúng
Khả năng phục hồi da
Như mọi người cũng đã biết, da là cơ quan quan trọng trong cơ thể con người, có tác dụng bảo vệ chống lại môi trường bên ngoài, nó cũng là nơi chứa nhiều mầm bệnh đa dạng và các yếu tố khác có khả năng gây ra các bệnh từ nhẹ đến nặng. Chữa bệnh là một quá trình bẩm sinh, được tích hợp rất nhiều vào da, giúp da có khả năng tái tạo sau tổn thương do chấn thương, bỏng, chấn thương, phẫu thuật hoặc loét. Nó được kích hoạt ngay lập tức để kịp thời khôi phục tính liên tục và tính toàn vẹn của hàng rào da.
Mặc dù việc chữa lành là một hiện tượng tự nhiên, thì việc xử lý vết thương cũng là một bước bắt buộc để ngăn ngừa nhiễm trùng, giảm thời gian lành thương và ngăn ngừa sự xuất hiện của các vết sẹo, đặc biệt là trong trường hợp vết loét sâu, hay là các vết thương bị hoại tử. Nguyên nhân là do hệ vi sinh vật trong da và ở ngoài môi trường hoạt động mạnh mẽ làm suy giảm khả năng chữa lành vết thương. Các liệu pháp xử lý vô trùng cho mô, khâu và sát trùng đôi khi không đủ để có được quá trình chữa bệnh hiệu quả, phải sử dụng thêm các loại kháng sinh để ngăn chặn vi khuẩn được phát triển. Tuy nhiên với xu hướng hiện nay là lạm dụng thuốc kháng sinh quá nhiều sẽ gây ra hiện tượng chống lại kháng sinh của các vi khuẩn này, khiến cho con đường để chữa trị càng trở nên khó khăn hơn, ngoài ra sử dụng thuốc kháng sinh cũng có thể gây ra các tác dụng phụ khác cho cơ thể. Do đó Phytotherapy đã được xem là một loại thuốc thay thế, bằng cách lợi dụng các hoạt chất có trong chiết xuất thực vật như là tinh dầu (essential oil), hay là polyphenol, flavonoid và alkaloid,… để chữa lành thương, kháng khuẩn, chống viêm và chống oxy hóa,…
Một nghiên cứu cũng đã cho thấy rằng sử dụng tinh dầu có trong cây xương rồng lê gai có khả năng phục hồi vết thương. Đơn cử như nghiên cứu